Cẩm nang hộ trợ dịch thuật anime
Nguồn tổng hợp:
Cẩm lang dịch thuật (box manga VNS)
Mọi vấn đề về dịch thuật (box manga Anime4Viet.com)
Tổng hợp các từ tiếng Nhật thông dụng (nguồn nhiều trang quá không biết, có lẽ là Naga, shinkai-anime và tự thêm)
Trước hết nói về các vị trí công việc liên quan đến dịch thuật trong anime
- Translator: Dịch ban đầu, dịch chính.
- Editor: Sửa lỗi dịch, trau chuốt bản dịch. (ở manga vị trí này được gọi là PR)
- Last Editor/Translation Checker: Kiểm tra lần cuối, chủ yếu về chính tả, đánh máy.
Dịch anime/manga, mỗi người đến với công việc này vì những lí do riêng : yêu thích, muốn trau dồi vốn tiếng, giết thời gian, kiếm rep, hay chỉ đơn thuần là muốn giúp đỡ các bạn khác khi cũng tìm đến vns… tóm lại, đều xuất phát từ mong muốn của bản thân. Tuy nhiên, muốn là một chuyện, còn làm được lại là chuyện khác. Bạn e ngại khả năng dịch thuật của mình không đủ tốt ? Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong dịch thuật ? Bạn vẫn băn khoăn chưa hiểu rõ về công việc này ? Bạn sợ không theo kịp tiến độ các nhóm ? Bạn không thể tham gia dịch anime/manga yêu thích vì không đáp ứng đủ yêu cầu của nhóm dịch ? Hay chỉ đơn giản là bạn chưa đủ hài lòng với những bản dịch của mình và mong muốn nâng cao hơn nữa để có thể dịch bộ mình yêu thích tốt hơn, khiến nó được yêu thích hơn và khiến chính bạn tự hào ?
Ở đây tập hợp những lời khuyên, kinh nghiệm và bí quyết dịch của các translators tài năng và giàu kinh nghiệm của vnsharing. Hãy đọc kĩ và áp dụng thử xem.
Thứ nhất : Thái độ làm việc
Bạn phải xác định được mục đích và khả năng theo đuổi công việc này của mình. Thái độ khi làm việc bao giờ cũng ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Vậy điều đầu tiên bạn cần đảm bảo khi dịch anime/manga chính là một sự nghiêm túc nhất định, tính kiên trì. Ai cũng có cuộc sống riêng ngoài đời cả, và tất cả đều chỉ dành ra một góc nhỏ nào đó trong cuộc đời mình cho việc dịch thuật này mà thôi, không ai toàn tâm toàn ý cho nó được cả. Do đó, cũng không ai đòi hỏi ở bạn sự hoàn hảo. Mà điều quan trọng, là bạn sẽ cố gắng hết khả năng có thể.
Hãy tìm niềm vui trong công việc này. Đừng coi nó là nặng nề. Đến với dịch anime/manga, tức là bạn đến với cơ hội trao đổi và kết bạn với các thành viên khác của box Truyện dịch. Hãy năng trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết và bí quyết dịch với các thành viên khác, bạn sẽ thấy hứng thú hơn và đồng thời nâng cao được khả năng của bản thân.
Cũng đừng quên mối quan hệ của translator và editor. Các editor đều đã làm việc nhiều hơn bạn, giàu kinh nghiệm hơn và hẳn là cũng giỏi hơn. Hãy chú ý nhận xét của editor, kiểm tra lại các lỗi mà editor đã sửa cho bạn. Đừng ngại hỏi họ khi không hiểu. Editor chính là người thầy tốt nhất cho translator. Đừng sợ bất kì editor nào bạn có cảm giác là khó tính hay kiêu ngạo cả, chẳng ai làm lơ hay nổi cáu đâu, nếu bạn hỏi với một thái độ nghiêm túc và tôn trọng họ. Và nhớ đừng nản nếu bản dịch của bạn bị editor trả lại hoặc sửa chữa quá nhiều, ồ ai chẳng có lúc. Và nếu bạn thấy là editor sai cũng đừng ngại hỏi lại họ nhé, nhẹ nhàng thôi, để họ thấy bạn có tinh thần hợp tác. Một bản dịch hoàn chỉnh là sự kết hợp của cả trans và pr mà, nếu cả hai cùng lắng nghe ý kiến của nhau và thảo luận những chỗ khó hay bất đồng, nhất định bản dịch cuối cùng sẽ khiến bạn hài lòng!
Chú ý khác nữa: đừng ỷ lại vào editor. Lỗi sai chính tả, sai ngữ nghĩa, bạn phải tự mình sửa chữa. Công việc của editor chỉ là kiểm tra lại bản dịch cho bạn, và sửa hoặc thêm vào những chỗ khó mà bạn không thể làm được. Với ai tỉ mỉ và kiên nhẫn, có thể họ sẽ sửa lại cho bạn nếu những lỗi sai nhỏ không quá nhiều. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng dịch sao cũng được và editor sẽ sửa hết, thì bạn đã nhầm. Bởi nếu vậy có khác nào editor phải đi dịch ? editor không phải là người chạy theo viết lại các câu dịch cho bạn, hãy nhớ thế !
Trở lại với sự nghiêm túc của công việc, hãy chắc chắn là bản dịch mà bạn giao vào tay editor (hoặc leader) phải khiến chính bạn hài lòng trước đã, hoặc ít nhất là không thể chỉnh sửa thêm được (theo trình độ hiện thời của bạn). Bởi nếu chính bạn còn thấy công việc của mình tệ, ai có thể hài lòng hay yêu thích nó ? Cũng chú ý hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao (hoặc tự nhận). Bởi năng suất làm việc của bạn ảnh hưởng tới cả nhóm mà. Và cũng sẽ thật đáng tiếc nếu một bộ truyện hay lại phải chờ đợi quá lâu, khiến người đọc mệt mỏi và hết hứng thú. Và khi mà bạn không thể tiếp tục công việc được nữa (hoặc phải tạm ngưng), hãy thông báo cho leader sớm nhất có thể, tốt nhất là trước khi bạn ngưng khoảng 1 tuần – 1 tháng, và chú ý hoàn thành hết công việc của mình trước khi ngưng nhé. Nếu không, bạn sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch làm việc của nhóm và làm mất uy tín của mình với các nhóm dịch đấy.
Thứ hai : Bí quyết dịch thuật
Chà, hãy tin rằng không phải ai cũng có đủ vốn tiếng để hiểu hết tất cả các lời thoại, lời dẫn và chuyển ngữ suôn sẻ về tiếng Việt. Vì thế, đừng ngại tìm tòi, tra cứu hay học hỏi từ những người khác. Bạn nên có một đến hai từ điển điện tử cài trên máy để có thể tra ngay từ khó, từ lạ bằng một cú click phải-ctrl. Ai cũng có lúc bí như nhau thôi, vì thế việc trao đổi này sẽ đem lợi cho cả hai phía. Nào, phòng Hỗ trợ dịch thuật đang sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn đấy.
Khi dịch, hãy chú ý các yêu cầu cơ bản của việc dịch :
- Dịch đúng bối cảnh
- Sử dụng đúng nhân xưng
- Dịch đúng nghĩa
- Dịch đúng ngữ cảnh
- Đúng tính cách nhân vật, hợp với cách dùng từ, giọng điệu của nhân vật.
- Câu dịch xuôi, gần gũi trong tiếng Việt; không lỗi chính tả, viết hoa, đặt dấu câu đúng chỗ
- Đủ ngắn gọn, không để sub hiển thị quá 2 dòng trên video, nếu dài quá thì nên cắt (Split at cursor (estimate times)) ra thành hai line sub, không viết tắt và dùng chữ số nếu không phải là những thông tin, số liệu.
- Sử dụng đúng nhân xưng
- Dịch đúng nghĩa
- Dịch đúng ngữ cảnh
- Đúng tính cách nhân vật, hợp với cách dùng từ, giọng điệu của nhân vật.
- Câu dịch xuôi, gần gũi trong tiếng Việt; không lỗi chính tả, viết hoa, đặt dấu câu đúng chỗ
- Đủ ngắn gọn, không để sub hiển thị quá 2 dòng trên video, nếu dài quá thì nên cắt (Split at cursor (estimate times)) ra thành hai line sub, không viết tắt và dùng chữ số nếu không phải là những thông tin, số liệu.
Chà, nhiều yêu cầu quá ! Chẳng ai mới làm mà thực hiện đủ hết đâu ! Nếu bạn là người mới, hãy cố gắng đảm bảo đúng nghĩa và cách xưng hô. Những điều còn lại, kinh nghiệm sẽ dạy cho bạn cách làm. Và khi đó, hãy tiến hành dịch theo đúng thứ tự của 7 yêu cầu nêu trên nhé.
Nào, bắt đầu từ câu dịch thô nhé ! Rồi áp dụng dần từng yêu cầu vào câu dịch đó, biến nó trở nên hay hơn. Tin tôi đi, câu dịch càng đảm bảo được nhiều yêu cầu như trên, sẽ càng hay !
Chà, vậy vấn đề đặt ra ở đây là : thế nào mới là đúng và hay nhất ? Lời khuyên dành cho bạn là hãy xem trọn tập anime bạn muốn dịch trước khi thực sự bắt tay vào dịch nó, chú ý thái độ nhân vật. Một lời khuyên quá cũ ? Không bao giờ là thừa ! Việc đọc trước này cho phép bạn hiểu sâu hơn về bộ anime/manga, nắm được bối cảnh và không khí chung của truyện và mối quan hệ của các nhân vật. Ngôn ngữ dịch cũng thay đổi theo từng thể loại nữa mà. Hãy chú ý nhé ! Và nếu bạn dịch series dài tập, và nó lại đang phát sóng, chúng ta không thể biết diễn biến có thể ra sao (nhất là trong việc dịch cách xưng hô)? Hãy cố gắng xác định episode đó có nội dung ra sao, chú ý thái độ, cách nói, biểu hiện nét mặt đến xác định xưng hô. Cố gắng nhớ các từ tiếng Nhật ngắn, các câu cảm thán để suy ra lời dịch hợp lý. Thêm nữa, bối cảnh và không gian ra sao ? Thể loại thế nào ? Không khí chung của anime/manga ra sao ? Mối quan hệ của các nhân vật ? Tính cách của họ ?
Nào, sau khi đã xong vấn đề quan trọng này, ta bắt đầu dịch thôi ! Hãy nghĩ ra càng nhiều khả năng có thể càng tốt nhé ! Với mỗi câu, bạn có thể dịch ra với những cách nào ? như thế nào ? Và cuối cùng bạn chỉ cần chọn ra câu mà bạn cho là phù hợp nhất và hay nhất trong số đó. Đừng sợ mất thời gian hay phiền nhiễu, bởi khi đã quen rồi, nó sẽ trở thành phản xạ, và thậm chí với kinh nghiệm tích lũy dần theo thời gian, chỉ cần nhìn vào một câu là bạn có thể bật ra ngay câu dịch tốt nhất. Nhưng đừng vội nhé, việc tích lũy này không nhanh đâu, cứ bắt đầu với những bước cơ bản đã.
Hãy chú ý các cấu trúc câu, động từ và thành ngữ, nhiều khi một số thành ngữ nếu dịch nguyên bản sẽ sai lạc với ý của nó.
I can tell that you liked him - Tớ có thể nói là cậu đã kết cậu ta rồi. Gì vậy?! Ở đây i can tell có nghĩ là nhận ra chứ không mang nghĩ nói.
Tra từ điển không đem lại kết quả mấy đâu. Những thứ này đòi hỏi bạn phải học và ghi nhớ kỹ. Nếu có thể, hãy làm 1 ghi nhớ nhỏ, lưu lại những cấu trúc khó, những thành ngữ thông dụng mà bạn gặp trong quá trình dịch.
---
Nếu muốn làm translator thì phải biết ít nhất một ngoại ngữ : anh, pháp, trung, nhật, hàn (biết Nhật thì tốt wa mức ), nếu chưa tốt thì có thể trau dồi thêm dần dần ^^. nếu ank hok giỏi dịch thì cũng có thể làm việc khác mà, còn rất nhiều chức danh đag vô chủ đấy , như kiếm nguồn nè, cung cấp thông tin, preader, editor...
Rồi, h bắt đầu vào nội dung chính nhé . Trong bài này tớ sẽ nói về những lỗi mà người mới bắt đầu dịch thường hay mắc phải (kinh nghiệm đau thương của bản thân :26
- Một điều quan trọng trong việc dịch thuật đó là làm sao để câu văn của mình “thuần Việt” nhất, và tránh dịch theo kiểu “word by word”
VD1: the room, in the morning, seemed completely different from what is was at night. sunshine everywhere. _ Căn phòng vào buổi sáng dường như khác hẳn với ban đêm. Ánh nắng ngập tràn khắp nơi (hok viết: ánh nắng ở khắp mọi nơi)
VD2: Wherever I went, it was filled with white walls _ Bất cứ chỗ nào tôi đến cũng là những bức tường trắng (hok dịch trực tiếp nghĩa của từ fill = chứa đầy)
VD3: I avoided my mother's and the nurse's glare.Using the crutches,I had my own adventures inside the hospital glare có nghĩa là cái nhìn tức giận, cái liếc…, tuy nhiên, ở đây không phải dịch là tôi trốn tránh cái nhìn tức giận mà nên hiểu thoáng hơn là tôi trốn tránh sự kiểm soát của mẹ và các y tá hoặc thoát khỏi tầm mắt của mẹ và các cô y tá
- Lỗi thứ 2 thường gặp là lặp từ. Thường khi mới bắt đầu mình hay sợ bị ng` khác kiu là “dịch không sát” nên hok dám bỏ đi câu chữ nào hết, thế nhưg trên thực tế thì hok cần như vậy.
VD:
1 - In the dark room,when the lights were off. _ Trong bóng tối, khi ánh đèn đã tắt.
2 - when it was dark,the room that was still protecting me suddenly became a very scary world. _ Căn phòng vốn luôn bảo vệ tôi đột nhiên trở thành một thế giới đáng sợ (k dịch when it was dark)
VD 2: …I was completely frightened, even in my heart. and then, I woke up from the dream. _ Trong thâm tâm tôi vô cùng sợ hãi. Và rồi, tôi tỉnh dậy (k dịch from the dream).
VD 3: I don’t care whatever trouble I will encounter, I just want you to support me _ Tôi không quan tâm mình sẽ gặp những khó khăn gì, chỉ cần em ủng hộ tôi. (hok nên dịch thành 4 từ “tôi”)
- Tiếng Anh thường có thứ tự nội dung trong một câu nói hơi ngược so với tiếng Việt, khi dịch bạn nên đảo lại cho phù hợp với văn phong của ng` Việt.
VD: I'll wait for her in the cafe, tomorrow afternoon, at 4 o'clock _ Tôi sẽ đợi cô ấy ở quán cà phê lúc 4 giờ chiều mai.
- Đôi khi trong manga có kiểu một câu nhưng chia thành 2 ô thoại, cần chú ý để tránh hiểu nhầm nd lời nói nv:
VD:
như ví dụ trên thì câu cần dịch sẽ là “it’s no longer just a curse” = “đó không đơn thuần là một lời nguyền"
Chú ý: Tiếng Nhật đọc nhanh, những từ tsu, su thường được phát âm lướt quá. Chỉ khi hát các âm mới mới được tách rời rõ ràng.
1. abunai - nguy hiểm: Trong tiếng Nhật một từ có rất nhiều nghĩa vì vậy tùy trong từng trường hợp cụ thể nó có thể có nghĩa là nham hiểm mà cũng có thể là dữ tợn. Đôi khi nó cũng dùng với nghĩ ám chỉ một việc gì đó ko tốt hay nguy hiểm chẳng hạn "abunai kankei" ám chỉ một mối quan hệ nguy hiểm và ko có lợi.
2. ai/koi - ái (từ gốc hán)/tình yêu: có lẽ tôi ko cần giải thích thêm về từ này.
3. aite - địch thủ, kẻ thù: hãy coi chừng khi bạn dùng nó với một tên của ai đó.
4. akuma - Xấu xí, ma quỷ: dùng để mô tả tính cách của một người nào đó không tốt hay họ có diện mạo đáng sợ.
5. arigatou - Cám ơn: một câu nói rất thông thường.
6. baka - một lời dùng để sỉ nhục người khác: Tùy theo giọng điệu của người nói mà nó sẽ có nghĩa là "ngu ngốc" hay "người chậm tiến". Đôi khi nó dùng để nói khi một ai đó đang làm trò hề chọc tức người nói.
7. bakemono - quái vật, kẻ gớm ghiếc: Nó thường được các cô gái trong anime thốt ra.
8. be-da!: Câu này luôn kèm theo nhưng hành động dùng để đáp lại lời chào hay vẫy gọi ai đó hoặc là lời cổ vũ khíc lệ ai đó là một người thân yêu của người nói.
9. bijin - một cô gái xinh xắn (rất đẹp): Nó tương tự như từ "babe" trong tiếng Anh tuy nhiên nó phải được cô gái đó đồng ý nếu không bạn đang nói một câu rất không lịch sự.
10. chigau - khác biệt, sai hướng: Nó thường được dùng khi nói một ai đó đang nhầm hay sai trong công việc: Sai rồi hay Đừng gây trò cười thế!!!.
11. chikara - khỏe mạnh, tràn đầy sức mạnh: Không cần giải thích bạn có thể biết nó dùng ra sao.
12. chikusho - Damm, Shit, bực thật, chó thật: Lời chửi thề khi làm hỏng việc hay gặp đen đủi.
13. chotto - một chút: Không có nghĩa là chỉ số lượng mà nó được dùng trong tình huống: Chờ đợi, khoan đã, nhất là khi đi kèm matte. Chotto matte wo! - Chờ cái đã nào!
14. daijoubu - O.K, tốt, đâu rồi sẽ có đó,...: Dùng để trả lời khi bạn được người khác hỏi thăm sức khỏe hay một câu khẳng định làm yên lòng người khác.
15. damaru - Im lặng nào!
16. damasu - nói dối,lừa gạt.
17. dame - xấu, ko tốt, thôi, dùng để chỉ việc gì đó ko muốn làm, đừng có làm...
18. dare - ai, người nào đó: từ tiếp vĩ chẳng hạn, dareka-một ai đó, daremo-ko ai cả, daredemo - mọi người. Kore wa dare? Ai thế này, ai đây?
19. koko doko - đâu thế, chỗ nào thế: Hai từ này thường đi kèm với nhau
20. fuzakeru - nhảm nhí, dùng khi nói chuyện phiếm.
21. gaki - non nớt, dùng nói đứa trẻ ngỗ ngược.
22. gambaru - hãy làm hết sức mình: lời dặn một ai đó.
23. hayai - nhanh lên, khẩn trương lên.
24. hen - xa lạ, số phận, định mệnh: khi dùng chỉ một sự biến đổi kiểu như Sailor Moon (thủy thủ mặt trăng).
25. hentai - tính dục, giới tính: mặc dù có tiếp từ hen nhưng Hentai ở đây có nghĩa là "biến thái, bất bình thường, tên biến thái" Hiện nay, nó chỉ có nghĩa là "biến thái" hay "loại tình dục biến thái."
26. hidoi - kinh khủng!!, thật khó chịu!!: Đây là một từ cảm thán nó có nghĩa là kinh khủng, hay thật khó chịu.
27. hime - công chúa
28. ii - tốt, tuyệt: Khi người nói nói rằng ii thì có nghĩa là họ rất hài lòng hay khen một ai đó rất tuyệt...
29. iku - nào cùng đi, biến đi, cút đi: nó cũng có nghĩa như ikimashou, ikou (nào cùng đi,... khi dùng với soba ni) hay đôi khi dùng để xua đuổi một ai đó hay con vật kinh tởm nào đó.
30. inochi - cuộc sống: trong tiếng Nhật có 2 từ cùng có nghĩa là cuộc sống nhưng inochi thường được sử dụng hơn.
31. itai - đau dớn, nỗi đau, bị thương: một từ rất có ý nghĩa hihi khi đó người nói sẽ thốt ra Oái hay Ite-e!
32. jigoku - âm phủ, địa ngục.
33. joshikousei - một từ dùng để mô tả một cô gái xinh đẹp đầy cá tính thông thường hay nói về các cô gái trong các trường trung học mà đa phần anime và manga hay thiên về những người này.
34. kamawanai - mặc kệ nó, ko cần biết: đây là từ dùng để biểu lộ sự bất cần và ko đáng quan tâm.
35. kami - trời ơi, chúa ơi, thần thánh ơi,...: Một câu nói mà cũng có thể dùng để giải thích về một diều gì đó khó hiểu thần bí hoặc hoang đường. Thêm sama vào sau để tỏ ý tôn kính, với từ o đắng trước mang tính tôn trọng. Ojo - tiểu thư, ojo-chan cô gái, quý cô.
36. kanarazu - trạng từ thường đứng trước các từ khác dùng để miêu tả một sự việc nào đó gẫu nhiên xảy ra đôi khi được dùng như thán từ: Tôi thề đó..
37. kareshi - bạn trai; Kanojo - bạn gái; koibito - người yêu: đây là những từ khá quan trọng mô tả về cá mối quan hệ.
38. kawaii - thông minh, đáng yêu, dễ thương: dùng để gọi ngừời, đồ, vật,... mà mình thích hay yêu...
Cách đọc kéo dài chữ i. Hãy cẩn thận nếu bạn viết sai thành kawai thì nó lại có nghĩa là buồn và đầy thương đau. Kawaisou! - đáng thương, tội quá!
Kirei - đẹp: theo một sắc thái khác, cao xa và trang trọng hơn.
39. kedo/demo - nhưng/tuy nhiên,...: lưỡng lự hay có một sự thay đổi.
40. kega - vết thương, chỗ bị đau.
41. keisatsu - cảnh sát, "cớm".
42. ki - có rất nhiều nghĩa no thường dùng kèm với các từ mang tính diễn tả không đếm được.
43. kokoro - trái tim, tâm hồn, ký ức, tâm trí: nó dùng để nói khi người đó muốn bày tỏ tình cảm của mình rất chân thành. Nó liên quan đến chủ yếu là mặt tinh thần nhiều hơn.
44. korosu - giết bởi: nó thường dùng trong quá khứ (korosareta) mang tính ra lệnh hơn là miêu tả.
45. kowa - đáng sợ, e sợ: đây là một từ cảm thán diễn tả nỗi sợ hãi của người nói.
46. kuru - đến đây: đây là một câu ra lệnh hay dùng để gọi một ai đó.
47. mahou - phép thuật, ma quái: Từ "ma" ở đây có gốc Hán, majo - ma nữ.
48. makaseru - nơi mà người nói rất hy vọng, hay mang nhiều sự thu hút...
49. makeru - bỏ, từ bỏ...: chẳng hạn Makeru mon ka nghĩa là "tôi sẽ không bao giờ từ bỏ".
50. mamoru - bảo vệ: chẳng hạn anh sẽ bảo vệ em".
51. masaka - có thể lắm, có lẽ nào, không phải chứ,...
52. matsu -chờ chút
53. mochiron - dĩ nhiên, không nghi ngờ gì!!!
54. mou - (xong) rồi, đủ rồi...
55. musume - một cô bé: lời nói thốt ra khi nói về một cô bé trông rất dễ thương!
56. naka - nói về một mối quan hệ trong gia đình hay giữa những người có cùng ý kiến chẳng hạn "Nakayoku suru" có nghĩa là "cùng nhau" "Nakama" nghĩa là "bạn thân".
57. nani - cái gì: một câu hỏi.
58. naruhodo - tôi hiểu, à rõ rồi, ra là thế,...
59. nigeru - bỏ chạy, chạy thôi...
60. ningen - nhân đạo, dùng chỉ những hành động rất hào hiệp nhân đạo.
61. ohayou - câu chào vào buổi sáng, dịch thế nào cũng được.
62. okoru - bực thật.
63. onegai - cách nói tắt của onegai shimasu nghĩa là "tôi xin bạn", hay dùng để cầu xin một điều gì đó.
64. oni - ma quỷ, yêu quái. Oni da - Là quỷ đấy!
65. Ryoukai! - Rõ: câu nói khi nhận được lời đề nghị "Roger!"
66. Saa - khá đấy, tốt thôi, ừm, ai biết: câu cảm thán chung!
67. sasuga - tôi biết: câu nói của người có kiến thức rộng rãi trả lời một người khác.
68. sempai - một người có thứ bạc cao hơn hay nhiều tuổi hơn.
69. shikashi - dù vậy, nhưng, tuy nhiên.
70. shikata ga nai - không thể giúp được, không có cách nào cả.
71. shinjiru - (hãy) tin rằng (vào).
72. shinu - chết nè... Moi shiru - Đủ rồi chết đi!
73. sukoi - bảo thủ, tàn nhẫn... nỗi đau hằn trong trí nhớ. Chú ý không phải sugoi nhá.
74. sugoi - là một trong ba từ thường dùng với "su" - suteki và subarashii là 2 từ kia ba từ này có nghĩa tương tự và được dùng xen kẽ khi nói về sức khỏe của ai đó chẳng hạn à tốt, khỏe lắm; hay là câu cảm thán về một việc, vật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng: ghê thật, choáng nhỉ...
75. suki - cảm xúc, ưa thích. Thích nhưng chưa phải là yêu: nó hàm ý có một cảm tình rất đẹp với một ai đó khác giới: "Suki da." nghĩa là "mình rất mến (thích) bạn". Chú ý phát âm chữ "su" rất nhẹ, nghi như chỉ có chữ "ki".
Mình không thật sự chắc về sắc thái giữa suki (thích)/kirai (ghét) và daisuki/daikirai cái nào là mạnh hơn, daisuki là yêu hay ngược lại nó chỉ mang ý nghĩa là thích.
76. suru - làm: chẳng hạn "Dou shiyou?" nghĩa là "Ôi! tôi sẽ phải làm gì bây giờ".
77. taihen - vô cùng, cực độ, chết thật: dùng để mô tả một điều gì đó rất kinh khủng.
78. tasukeru - cứu: chẳng hạn "Tasukete kure!" nghĩa là "cứu tôi!!"
79. tatakau - đánh nhau…
80. teki - quân địch kẻ thù...
81. tomo(dachi) - bạn bè...
82. totemo - rất,...: dùng để nhấn mạnh một điều gì đó.
83. unmei - định mệnh, số phận.
84. uragirimono - kẻ phản bội.
85. ureshii! - ôi! thật hạnh phúc: thán từ.
86. urusai - ồn ào, im lặng đi, câm đi: câu mệnh lệnh.
87. uso - lừa dối: nói dối, dối trá,... ngược lại hontou - nói thật, cái thật sự. Honto da - Thật đấy! (Tùy theo ngữ điệu có thể trở thành Thật đấy nhỉ?); Honto no jibun - con người thật, cái tôi của mình, là chính mình. Honto no kimochi - Tấm lòng chân thật, tình cảm thật của mình,...
88. uwasa - tin đồn.
89. wakaru - hiểu rồi: nói khi được một ai đó giải thích.
90. wana - bẫy, mưu kế...
91. yabai - khổ, câu nói than vãn: "Ôi! khổ quá nè!"
92. yakusoku - lời hứa: Yakusoku? - Hứa nhé?
93. yame(ru, te, ro) - dừng lại, hủy bỏ: Yamero! là cảm thán từ nghĩa là: "Đủ rồi đó" Yamete! - Thôi đi!
94. yaru-thử đi,đưa nó cho tôi:được dùng tùy thuộc vào hoàn cảnh
95. yasashii - thật sự,...: trong anime nó dùng để miêu tả một người hay đồ vật thật là dễ thương hay nguy nga tráng lệ... Yasashii hito! - Tuyệt thật!
96. yatta - dùng để cổ vũ: hoan hô muôn năm, nữa đi, được rồi,... câu cảm thán khi chiến thắng.
97. yoshi - được rồi, ừ đúng đó, tôi đã xong.
98. youkai - dùng để mô tả một điều gì đó huyền bí khó hiểu hay một hiện tượng siêu nhiên nào đó...
99. yume - mơ, giấc mơ.
100. yurusu - tha thứ, dùng để nói khi muốn xin lỗi hay người nói bỏ qua một lỗi lầm của ai đó.
---
Bắt đầu với những câu đơn gian trước nhá.
Ohayou (gozaimasu) - chào (vào buổi sáng)
Konnichiwa - chào (vào buổi chiều)
Konbanwa - chào vào lúc buổi tối
Oyasumi (nasai) - chúc ngủ ngon, đi nghỉ nhá. Từ này thật sự có nghĩa là nghỉ ngơi, nghỉ phép.
Hajimemashite - Rất hân hạnh, rất vui được gặp ai đó
Cho lần đầu gặp mặt
Các hậu tố
-san: tỏ sự tôn trọng, nhất là với người lớn.
-sama: dành cho bậc tôn kính, hime-sama - công chúa.
-dono: thấp hơn sama, đây là một từ cổ.
-chan: cho những cô bé nhỏ tuổi hơn, những người bạn gọi nhau. Chủ yếu dùng để gọi con gái tuy nhiên vẫn dùng cho con trai, nhất là các cô gái gọi người bạn từ thuở nhỏ hay mẹ gọi con trai nhỏ.
-kun: tương tự với chan kun dùng cho con trai hay những người lớn tuổi gọi các cô gái trẻ là kun.
-chama: kết hợp giữa chan và sama. Như trong Higurashi, dân làng gọi Rika-chan là Rika-chama vì cô bé khá nhỏ tuổi nhưng lại là một chủ tế.
-sensei: giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, tiến sĩ
-shishou: một ông chủ khi mới tập sự, vào nghề.
----
Watashi - Tôi (chung cả hai giới)
Atashi - tôi, tớ, em (chỉ cho nữ)
Boku - tôi, tớ (cho nam nhưng một số cô gái vẫn dùng nó, Ayu trong Kanon chẳng hạn)
Ore - Chỉ dành cho nam.
Anata - cậu, bạn,... cách gọi thân tình nhưng không suồng sã
Kimi - Cách gọi khá là tôn trọng.
Omai - Mang tính chất suồng sã, bạn bè (nhất là nam hay gọi nhau như thế mày/tao)
Nếu thêm từ tachi sẽ chỉ số đông, watashitachi - chúng tôi, chúng ta, kimitachi - các bạn
----
aho - ngốc (nhẹ hơn baka)
kitsune - con cáo
neko - mèo
buta/ino - lợn, heo
inu - chó.
usagi - thỏ
kuma - gấu
kumo (gumo) - con nhện/đám mây
namae - tên
ai/koi/suki - yêu
daisuki - thích (cũng nhiều những chưa phải là yêu)
koibito - người yêu
pan - bánh mì, bánh ngọt có bột mì
tanoshi - vui
mori - rừng
hai - vâng, phải, đúng thế,...
Iie - không, không phải
doki doki - (diễn tả tiếng tim đâp) rộn ràng, hồi hộp, xốn xang,...
kirai - căm ghét
daikirai - không thích (có lẽ nghĩa ngược lại)
mizu - nước
hoshi - ngôi sao
tsuki/yue - mặt trăng
otome - thiếu nữ (có thể nói là trinh nữ X)
musumei - con gái (của ai)
onii (thêm hậu tố)/anaki - Anh
onee (thêm hậu tố)/aneki - Chị
imoto - em gái
ototo - em trai
sakura - hoa anh đào
himitsu - bí mật
nan - cái gì (nếu dùng riêng là nani)
aoi - màu lam
midori - màu lục
aka - màu đỏ
kuro - màu đen
shiro - white
moshi moshi - alo/này này/ê này đừng mơ nữa.
ichigo - dâuu tây
Mashimaro - kẹo dẻo
choji - bướm
shika - con hươu/nha sĩ
sekai - thế giới
kekkai - kết giới (kai có nghĩ là giới)
henshin - biến đổi
isho - cùng nhau, bên nhau
risu - con sóc
kage - cái bóng
hikari - ánh sáng
kaze - gió
hon - sách
shi - chết
saru - khỉ
yuki - tuyết
hana - hoa
shirahana - hoa trắng
naruto - bánh hình cá
kakashi - bù nhìn
minna - mọi người, tất cả, các bạn,...
omedetou (gozaimatsu) - Chúc mừng nha!
tanjoubi - ngày sinh
omocha - đồ chơi
uta - bài hát
utau - hát
kanashii - buồn
kanarazu - không nghi ngờ nữa/chắc chắn
Yahari - cả hai cái
nabe - bình/ xoong chảo
totsuzen - bất ngờ, bỗng dưng, đột nhiên
kouhii - cà phê
houki - chổi
hiraku - mở ra
fukai - sâu
fushigi - kì diệu, bí ẩn
kazoku - gia đình. Dango Daikazoku - Đại gia đình nhà Dango
chibi - nhỏ, bé, tí xíu. Chibi-chan - bé con.
chiisai - cỡ nhỏ
ooki - rộng, lớn
desu - là, thật sự từ này mang rất nhiều nghĩa.
----
Watashi wa (Insert name) desu - I am (insert name)
Watashi no namae wa (insert name) desu - My name is (insert name)
(insert name) daikirai! - (insert name), I hate you
Aishiteru - I love you
Watashi to anata suki (da) - I love you (I'm not quite sure if the ''da'' at the end is right, cause I've heard it with and without before. =/ )
Koko doko - Where is this place? (koko = this place doko = where; also, the ka(meaning that it's a question) at the end isn't needed, the reason, no clue.
Nani! - what!
Doushite/Nande - Why? (the ka at the end isn't used for this either~ )
Nan de! - Why?!
Ja ne - See ya later
Sayonara - Good bye
Arigato / Domo / Arigato gozaimasu / Domo arigato - Thank you
Sumimasan - excuse me
Matte! / Chotto Matte! - Wait!
Nanban desu ka? - What is your (telephone) number?
Nan no koto mo nakatta. - Nothing has happened.
Hoshii nara agemasu. - If you want it, I will give it to you.
Odoroku koto wa nai. - There's nothing surprising.
otanjoubi omedetou gozaimasu - Happy birthday.
uta o utau - (to) sing a song.
Kanarazu kite kudasai. - Please be sure to come.
Ano hito wa me ga warui. - That person has bad eyesight
Yahari dame desu. - That won't do, either.
Dame desu - That's no good/That won't do
ồ hay lắm thanks thanks
Trả lờiXóa